Thông báo tuyển sinh cao học đợt 1 năm 2017 - khóa 35 (bổ sung) tại các cơ sở liên kết

Ngày đăng: Thứ bảy, ngày 22 tháng 4 năm 2017

Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ cho các cơ sở giáo dục đại học thành viên, ĐHĐN theo chương trình định hướng thạc sĩ ứng dụng tại các cơ sở liên kết với các nội dung như sau:

1. Các ngành tuyển sinh

1.1 Tại Trường Đại học Trà Vinh

Trung tâm Đào tạo Liên kết – Trường Đại học Trà Vinh.

Địa chỉ: 126 Nguyễn Thiện Thành, phường 5,TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh

STT

Mã số

Ngành/ Cơ sở đào tạo

Chỉ tiêu

DDK

Trường Đại học Bách khoa

 

1

60580205

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

30

2

60580208

Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

30

1.2. Tại Trường Đại học Cửu Long

Phòng Quản lý Khoa học - Sau Đại học & Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Cửu Long. Địa chỉ: Quốc lộ 1A, Huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long, số điện thoại liên hệ: 0703. 833668.

STT

Mã số

Ngành/ Cơ sở đào tạo

Chỉ tiêu

DDF

Trường Đại học Ngoại ngữ

 

1

60220201

Ngôn ngữ Anh

30

1.3. Tại Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ

Phòng Đào tạo Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ.

Địa chỉ: 256 Nguyễn Văn Cừ, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

STT

Mã số

Ngành/ Cơ sở đào tạo

Chỉ tiêu

DDK

Trường Đại học Bách khoa

 

1

60520203

Kỹ thuật điện tử

30

2

60580205

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

30

1.4. Tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng

Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế Trường Đại học Phạm Văn Đồng.

Địa chỉ: Số 989 Phan Đình Phùng, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. ĐT: 055. 3825366

STT

Mã số

Ngành/ Cơ sở đào tạo

Chỉ tiêu

DDK

Trường Đại học Bách khoa

 

1

60480101

Khoa học máy tính

30

2

60580202

Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

30

DDQ

Trường Đại học Kinh tế

 

1

60340301

Kế toán

40

2

60310105

Kinh tế phát triển

40

1.5. Tại Trường Đại học Quảng Bình

Trường Đại học Quảng Bình.

Địa chỉ: Số 312 đường Lý Thường Kiệt, TP Đồng Hới. Số điện thoại: (052)3824052. 

STT

Mã số

Ngành/ Cơ sở đào tạo

Chỉ tiêu

DDQ

Trường Đại học Kinh tế

 

1

60340102

Quản trị kinh doanh

40

2

60340201

Tài chính – Ngân hàng

40

2. Thời gian và địa điểm đào tạo

- Thời gian đào tạo: từ 1,5 năm đến 02 năm.

- Chương trình đào tạo được phối hợp tổ chức tại cơ sở đào tạo và cơ sở liên kết theo công văn số 1761/BGDĐT-GDDH ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện khoản 2, điều 23 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành.

3. Điều kiện dự tuyển

3.1. Về văn bằng

Người tham gia dự thi thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định hiện hành;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng, ngành phù hợp với ngành đăng ký dự thi nhưng đã tốt nghiệp nhiều năm tính đến thời điểm dự thi hoặc có bằng do cơ sở đào tạo khác cấp, đã học bổ sung kiến thức theo quy định của cơ sở đào tạo;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành gần với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ và đã học bổ sung kiến thức theo quy định của cơ sở đào tạo;

d) Có bằng tốt nghiệp đại học hệ vừa làm vừa học loại trung bình được đăng ký dự thi vào ngành đào tạo trình độ thạc sĩ định hướng ứng dụng đúng với ngành tốt nghiệp đại học. 

e) Người có bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức không chính quy tốt nghiệp từ loại khá trở lên hoặc người tốt nghiệp loại trung bình và có thêm một bằng tốt nghiệp đại học khác được dự thi vào ngành đào tạo trình độ thạc sĩ đúng với ngành tốt nghiệp đại học; hoặc ngành đào tạo trình độ thạc sĩ thuộc lĩnh vực quản trị, quản lý sau khi đã học bổ sung kiến thức theo quy định;

f) Có bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, đã thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành và đã học bổ sung các học phần theo quy định (nếu có).

3.2. Về kết quả học bổ sung kiến thức

Đối với các thí sinh cần học các học phần bổ sung, thí sinh phải đăng ký học tại các cơ sở giáo dục đại học thành viên của ĐHĐN và có bảng điểm môn học trước khi dự thi.

3.3. Về kinh nghiệm công tác chuyên môn

   a) Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành cao học; người có bằng gần với ngành đăng ký đã học bổ sung kiến thức theo quy được đăng ký dự thi không yêu cầu kinh nghiệm công tác chuyên môn.

   b) Người có bằng tốt nghiệp ngành khác đăng ký dự thi vào ngành, chuyên ngành Quản trị kinh doanh và Quản lý kinh tế phải có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi, có giấy xác nhận của cơ quan công tác.

4. Các môn thi tuyển

            Thí sinh dự thi 03 môn: gồm môn Ngoại ngữ, môn Chủ chốt và môn Cơ sở ngành.

            a) Môn thi thứ 1 (Ngoại ngữ): Thí sinh được chọn một trong các ngoại ngữ sau: Tiếng Anh; tiếng Nga; tiếng Pháp; tiếng Trung. Thí sinh dự tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Anh hoặc Ngôn ngữ Pháp phải dự thi ngoại ngữ thứ hai, được chọn trong số các môn còn lại.

            b) Môn thi thứ 2 (Chủ chốt): là môn chủ chốt của ngành, chuyên ngành đào tạo, được xác định theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ;

            c) Môn thi thứ 3 (Cơ sở ngành): là môn thi có thể kiểm tra kiến thức một môn học hoặc tích hợp kiểm tra kiến thức một số môn học của trình độ đại học.

5. Miễn thi ngoại ngữ

            Thí sinh có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ của ĐHĐN thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ: 

a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GĐ&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;

d) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tối thiểu từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một Trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trong các Trung tâm ngoại ngữ được Bộ GD&ĐT công nhận.

6. Đối tượng và chính sách ưu tiên

6.1. Đối tượng ưu tiên

a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành;

b) Th­ương binh, ng­ười hư­ởng chính sách như­ th­ương binh;

c) Con liệt sĩ;

d) Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động;

đ) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

e) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại Điểm a;

6.2. Mức ưu tiên

Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại Khoản 1 Điều này (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi mười điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ theo quy định của Quy chế này và cộng một điểm (thang điểm 10) cho một trong hai môn thi hoặc kiểm tra quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành.

6.3. Các loại giấy tờ cần nộp để hưởng chính sách ưu tiên

- Hợp đồng lao động (có công chứng), quyết định tiếp nhận hoặc điều động công tác có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và xác nhận của xã, phường về việc cơ quan đó nằm trong khu vực được ưu tiên (đối tượng a).

- Bản sao thẻ thương binh/bệnh binh (có công chứng), các loại giấy tờ xác nhận có liên quan (đối tượng b,c,d,đ).

- Bản sao CMND, giấy khai sinh hoặc hộ khẩu và xác nhận của địa phương nơi cư trú (đối tượng e).

7. Đăng ký dự thi, lệ phí dự thi

7.1. Đăng ký dự thi

- Thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến trên trang Tuyển sinh của ĐHĐN tại địa chỉ:  http://www.ts.udn.vn/, mục “Đăng ký trực tuyến”;

- Sau khi đăng ký trực tuyến thí sinh nộp các giấy tờ bổ sung tại cơ sở liên kết.

- Thời hạn đăng ký dự thi: từ ngày ra thông báo đến hết ngày 05/5/2017.

7.2. Lệ phí dự thi

- Lệ phí dự thi bao gồm:        

+ Đăng ký dự thi: 60.000 đồng/thí sinh/hồ sơ;

+ Dự thi: 120.000 đồng/môn thi.

- Thí sinh có thể nộp lệ phí theo một trong hai cách:

+ Chuyển tiền qua tài khoản của ĐHĐN, Số tài khoản: 102010002528018; Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Viettin Bank), chi nhánh Đà Nẵng. Nội dung chuyển khoản: Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại liên lạc và lý do nộp lệ phí.

+ Nộp lệ phí bằng tiền mặt tại cơ sở liên kết.

Cơ sở liên kết chuyển toàn bộ giấy tờ bổ sung và lệ phí dự thi (nếu có) của thí sinh về ĐHĐN trước ngày 10/5/2017.

8. Kế hoạch ôn thi

- Thí sinh đăng ký trực tiếp tại cơ sở liên kết. Cơ sở liên kết phối hợp với Ban Đào tạo ĐHĐN để tổ chức các lớp ôn thi. Số điện thoại liên hệ 0236 3832552.

9. Kế hoạch học bổ sung

- Thí sinh đăng ký trực tiếp tại cơ sở liên kết.

- Cơ sở liên kết phối hợp với các trường thành viên ĐHĐN qua Phòng Đào tạo để tổ chức các lớp học bổ sung kiến thức và hoàn thành trước khi thí sinh dự thi.

- Số điện thoại liên hệ:

            + Phòng Đào tạo trường ĐHBK: số điện thoại  02363.842145

 +  Phòng Đào tạo trường ĐHKT: số điện thoại  02363.969088

 + Phòng Đào tạo trường ĐHNN: số điện thoại  02363.699321 

10. Thời gian thi tuyển

Thi tuyển: Dự kiến tổ chức thi vào các ngày: 20 và 21/5/2017

 Thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến tại đây.  

TIN LIÊN QUAN